
Các loại pin lithium-ion như thế
này có thể sớm chứa mùn cưa silic tái chế (Ảnh: design56/Depositphotos)
Các
nhà khoa học bắt đầu với loại mùn cưa silic thông thường, rửa sạch để
loại bỏ tạp chất (như chất làm mát) bị lẫn vào trong quá trình cưa,
sau đó tán vật liệu thành các “bông nano” xốp và nhăn nhúm dày khoảng
15 nanomet. Các bông này sau đó được phủ cacbon, tiếp theo sẽ được kết
hợp vào cực dương pin.
Khi
được thử nghiệm, một nửa cell pin lithium-ion sử dụng một trong số các
cực dương này đạt được dung lượng không đổi 1.200 mAh/g trên 800 chu kỳ.
Trong khi dung lượng đó có vẻ không nhiều đối với một người tiêu dùng
bình thường thì nó được báo cáo là lớn hơn 3,3 lần so với cực dương
than chì thông thường kích cỡ tương đương.
Theo
các nhà nghiên cứu, quá trình tái chế dễ nâng quy mô cho sản xuất hàng
loạt cộng với chi phí các cực dương có lẽ sẽ ở mức thấp hợp lý.
Ngoài ra, họ ước tính khối lượng mùn cưa silic toàn cầu mỗi năm có thể
đủ để đáp ứng nhu cầu vật liệu cực dương cho toàn thế giới.
LH
(New Atlas)